Tiểu sử ẤN QUANG ĐẠI SƯ – Hóa Thân Đại Thế Chí Bồ Tát

Tiểu Sử Ấn Quang Đại Sư

Ấn Quang Đại Sư, Vị Tổ thứ 13 của Tịnh Độ Tông, nổi tiếng với sự nghiêm khắc trong việc tuân thủ giới luật và tinh thần chân chính. Nhà Sư nổi bật với những bài giảng về Kinh Phật và lời khuyên quý báu về tu hành, mà bất cứ Tăng Ni và Phật tử nào cũng có thể học hỏi.

Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình tu tập, đạo nghiệp và những thành tựu vĩ đại của Ấn Quang Đại Sư thông qua nội dung chi tiết dưới đây.

Ấn Quang Đại Sư là ai?

Ấn Quang Đại Sư là ai?
Ấn Quang Đại Sư là ai?

Ấn Quang Đại Sư có thế danh là Thánh Lượng, tên hiệu là Thường Tàm, Đại Sư sinh năm 1861mất năm 1940. Thầy vốn sinh sống ở thời đại khoảng cuối đời nhà Thanh, trước khi chuyển sang Trung Quốc. Hòa Thượng là người con trong một gia đình nhà họ Triệu ở Hiệp Tây. Khi còn thơ bé, gia đình đã cho Hòa Thượng theo học nho giáo. Sau này khi trưởng thành Đại Sư vẫn luôn lấy đạo Khổng làm gương sáng để noi theo.

Năm 21 tuổi, Đại Sư Ấn Quang xuất gia tại chùa Viên Quang, từ đó thầy tham cứu với nhiều bậc thiện tri thức, dốc sức xiển dương pháp môn Tịnh độ. Trưởng Lão Hòa Thượng từng trú tại các chùa Pháp Nhi ở Phổ Đà, Hồng Loa ở Chung Nam. Trên thân chỉ duy nhất một chiếc y nạp, suốt ngày ở trên Tàng Kinh các, hai mươi năm liền không rời khỏi trú xứ. Vào sáng sớm và chiều tối hằng ngày, Ấn Quang Đại sư chỉ trì danh hiệu Phật Di Đà mà thôi.

Năm 1930, Ấn Quang Đại sư thành lập đạo tràng Tịnh độ Linh Nham tại Giang Tô, chuyên Hoằng dương về Tịnh độ . Những người ngưỡng mộ theo quy y với Đại Sư Ấn Quang có đến trăm nghìn người. Sư từng nhập thất tại chùa Báo ở Tô Châu, sáng lập Hội Hoằng Pháp, in ấn đến 4 – 5 triệu bản sách. Cuốn “Văn Sao” dài hàng trăm nghìn chữ của thầy, là đại biểu cho tư tưởng Tịnh độ thời cận đại. Cuối năm 1940, sư ngồi thị tịch tại đạo tràng Linh Nham, hưởng thọ 80 tuổi, hạ lạp 60 năm.

Tiểu sử Ấn Quang Đại Sư

Tiểu sử Ấn Quang Đại Sư
Tiểu sử Ấn Quang Đại Sư

Thời Kỳ Tu Tập

Ấn Quang Đại Sư sau khi theo thuyết của Hàn Dũ và Âu Dương Tu, Ông đã phản bát Phật giáo. Tuy nhiên, sau một thời gian bị bệnh, Thầy nhận ra sai lầm của mình và hối lỗi, trở về con đường tu hành như trước. Trưởng lão đã hiểu hết tất cả các Kinh Phật khi mới 21 tuổi, và sau đó được Hòa thượng Đạo Thuần nhận làm đệ tử và xuất gia tại chùa Liên Hoa Động, trên núi Chung Nam, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Không lâu sau đó, Ông đã có duyên gặp Thọ Đại Giới cùng với luật sư Ấn Hải Định tại chùa Song Khê, huyện Hưng An.

Trong thời gian thọ giới, Đại Sư Ấn Quang được đề cử làm Thư ký. Tuy nhiên, với lượng công việc lớn, việc viết hàng ngày đã khiến cho bệnh mắt ngày càng trở nặng.

Tình cờ đọc được bản Kinh Long Thơ Tịnh Độ đã khiến Đại Sư Ấn Quang hiểu rõ rằng việc thường xuyên niệm Kinh Phật sẽ tạo ra công đức quan trọng. Trong thời gian thọ giới, khi mọi người đã vào giấc ngủ, Đại Sư Ấn Quang vẫn ngồi niệm Kinh Phật, và ban ngày, dù đôi mắt đỏ hoe, Thầy vẫn cố gắng ghi chép.

Đến khi đạt được sự giác ngộ, bệnh mắt của Ấn Quang Đại Sư mới bắt đầu thuyên giảm. Chính phép lành đó, Thầy nhận ra rằng nên thường xuyên niệm Phật. Với sự hiểu biết này, Đại Sư Ấn Quang đã chia sẻ lời khuyên cho mọi người về việc niệm Kinh Phật. Nhờ duyên phận đó, Ông đã tham gia tu học tại nhiều chùa như chùa Viên Quảng, chùa Tư Phước, chùa Long Tuyền, và cuối cùng là chùa Pháp Võ tại Phổ Đà Sơn.

Thời Kỳ Ẩn Cư Tu Hành

Với sự ham học và hiểu biết sâu sắc, Ấn Quang Đại Sư đã dễ dàng vượt qua các khóa học và đạt đến đỉnh cao trong việc hiểu biết về Kinh Phật. Với kiến thức uyên bác, Đại Sư Ấn Quang luôn cẩn thận và tỉ mỉ trong mọi việc làm, điều này đã khiến Hòa thượng Hóa Văn và Pháp Sư Đế Nhàn mời Thầy đến Đế Đô thỉnh Tam Tạng Kinh, để phục vụ cho chùa Pháp Võ và chùa Đầu Đà ở Ôn Châu.

Sau đó, để tỏ lòng kính trọng đức hạnh của Thầy, Hòa thượng Hóa Văn đã mời Ấn Quang Đại Sư về lầu Tàng Kinh để tu niệm trong yên bình. Trong suốt 33 năm đó, cho đến khi triều đình Thanh suy tàn, Đại Sư Ấn Quang vẫn tập trung tu niệm mỗi ngày, sống trong tĩnh lặng và ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mặc dù Đại Sư Ấn Quang sống trong ẩn dật, nhưng tên tuổi của Ông đã trở nên nổi tiếng khắp thiên hạ.

Một cư sĩ có tên Cao Hạc Niên, sau khi đến thăm chùa Pháp Võ, đã đọc và chia sẻ một số bài viết Phật pháp của Ấn Quang Đại Sư trên báo Phật Học ở Thượng Hải, đăng với tên tác giả là Thường Tàm. Ðiều này đã khiến cho sự ngưỡng mộ đối với Thầy ngày càng tăng lên, mọi người đều muốn biết Đại Sư Ấn Quang đang ở chùa nào để đến cúng dường.

Thời Kỳ Dẫn Dắt Đệ Tử

Đến Năm Đại Sư Ấn Quang 52 tuổi thì bị lộ nơi cứ trú,. Vì lối sống ẩn tu của Thầy, nên lúc đầu nếu ai tới xin xuất gia Thầy sẽ không chấp nhận, và sẽ hướng dẫn đến với vị Pháp sư ở nơi khác. Cho đến một lần có vị cư sĩ tên Châu Mạnh, đã ba bốn lần đem cả gia đình lên núi khẩn cầu Ấn Quang Đại Sư để được làm đệ tử.

Sau khi xét nhận Đại Sư Ấn Quang cơ duyên, khó lòng từ chối, vì không muốn cản con đường tu hành của người khác, nên Ấn Quang Đại Sư đành chấp nhận. Năm đó Ấn Quang Đại Sư đã 59 tuổi, mới có một đệ tử xuất gia đầu tiên. Từ đó, rất nhiều người đã xin được theo Thầy làm đệ tử dần dần số đệ tử từ một người mà lên đến cả trăm và rồi đến cả hàng ngàn người.

Từ năm Dân Quốc thứ 2 – 28, do Chính Phủ Dân Quốc đã nhiều lần đăng báo đưa tin, muốn đưa tài sản chùa chiền sung vào công quỹ, lấy hết Tự Viện để làm trường học. Ấn Quang Đại Sư cùng các chư Tăng, cư sĩ một lòng cung kính niệm Phật xin cách giải cứu, cuối cùng cũng giải trừ được kiếp nạn.

Ấn Quang Đại Sư Viên Tịch

Ngày mùng 4 /11/2940, Ấn Quang Đại Sư bị cảm nhẹ, nhưng vẫn tinh tấn niệm Phật. Niệm xong, Đại Sư Ấn Quang bảo mang nước rửa tay xong rồi đứng dậy nói:

“Phật A Di Đà đã đến tiếp dẫn ta, ta sắp phải đi rồi.. Đại chúng nhớ phải tin và thường xuyên niệm Phật, để cầu nguyện được về Tây phương“.

Sau khi dặn dò, Ấn Quang Đại Sư bước lại ghế ngồi kiết già, chắp tay trì hồng danh hiệu Phật, theo tiếng trợ niệm của đại chúng rồi thanh thản viên tịch. Khi ấy Đại Sư vừa tròn 60 năm tuổi đạo, và thọ 80 tuổi tại thế.

Vào ngày rằm tháng 2 của năm tiếp theo, trong tiết Phật nhập Niết Bàn, đúng 100 ngày sau khi Ấn Quang Đại Sư đã từ vãng sanh. Hàng ngàn Phật tử từ khắp nơi đã đến chùa Linh Nham để dự lễ trà tỳ hỏa táng cho Đại sư. Lúc đó, một ánh sáng ngũ sắc hiện ra trên bầu trời, tỏa ra sự màu nhiệm của xá lợi.

Những vị đệ tử của Đại Sư Ấn Quang tìm thấy nhiều xá lợi quý giá. Phật giáo tại thời điểm đó đã thấy được sự chân thực trong cuộc sống tu hành và nhận định Thầy thực sự là một người Thánh hiền .Để tôn vinh và kỷ niệm 1 năm từ khi Thầy nhập Niết Bàn, mọi người đã tôn Hòa Thượng lên làm Vị Tổ thứ 13 của Tịnh Độ Tông.

Tại Sao Ấn Quang Đại Sư Lại Được Coi Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát?

Tại Sao Ấn Quang Đại Sư Lại Được Coi Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát?
Tại Sao Ấn Quang Đại Sư Lại Được Coi Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát?

Ấn Quang Đại Sư là một tu sĩ đạo đức cao, luôn tận tâm niệm Phật mỗi ngày. Khi qua đời, lễ hỏa táng của Thầy đông người đến dự đến nỗi không thể đếm hết được.

Sau khi lễ hỏa táng kết thúc, bầu trời xuất hiện 5 màu sắc ngũ sắc. Một số đệ tử đang thu thập tro cốt của đã phát hiện nhiều xá lợi có các màu sắc khác nhau. Điều này chứng minh rõ ràng rằng con đường tu hành của Đại Sư Ấn Quang đã được chứng minh là chính xác, làm chứng cho những điều mà Phật đã dạy.

Thầy đã đến Thượng Hải để giảng bài, và thông qua việc khuyên mọi người nghe kinh để tăng công đức đã thu hút một lượng lớn tín đồ Phật tử tham dự, với lễ nghi trang trọng và tôn kính đặc biệt.

Một ni sư đã mơ Đại Sư Ấn Quang một người đàn ông mặc áo giáp màu vàng và nói với cô rằng hãy đến Thượng Hải để nghe Bồ Tát Đại Thế Chí giảng kinh. Sáng hôm sau bà đến Thượng Hải gặp Ấn Quang Đại Sư và bà đã chia sẻ về giấc mơ của mình cho Thầy.

Ấn Quang Đại Sư đã đáp lại: “Chuyện này, con biết, ta biết, nhưng con đừng nói cho bất kỳ ai biết.”

Nữ ni sư đã giữ bí mật này cho đến khi Ấn Quang Đại Sư viên tịch mới chia sẻ với mọi người. Chính vì vậy mọi người mới coi Ông là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát.

Lời Kết

Ấn Quang Đại Sư thực sự là một vị cao nhân của nền Phật Giáo của cả nhân loại. Với trí tuệ, kinh nghiệm, sự nổ lực, kiên định và đạo hạnh sáng ngời, Thầy là bậc thánh nhân đã tạo nên những giá trị tốt đẹp cho hậu thế và những lời dạy của Đại Sư là kho tang quý báu cho thế thệ nhiều đời sau học tập và phát triển.

5/5 - (1 bình chọn)