Chúa Và Phật Là Hai Anh Em? hay Chúa và Phật là một?

Giải Đáp Tôn Giáo: Chúa Và Phật Là Hai Anh Em, Chúa Và Phật Là Một, Vị Nào Có Trước?

Vừa qua, cuốn sách với tiêu đề “Chúa Và Phật Là Hai Anh Em” của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh đã gây nhiều tranh cãi lớn trong cộng đồng hai tôn giáo. Vậy nội dung của cuốn sách là gì mà lại có thể tạo nên nhiều cuộc tranh luận đến vậy và sự thật đăng sau là đúng hay sai.

Chúng ta hãy cùng nhau thảo luận về chủ đề này cũng với những lý giải về hai nền tôn giáo lớn nhất thế giới này và các câu hỏi phổ biển thường được đề cập.

Chúa và Phật Là Hai Anh Em

Chúa và Phật Là Hai Anh Em - Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh 
Chúa và Phật Là Hai Anh Em – Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

“Chúa và Phật Là Hai Anh Em” là một tác phẩm nổi tiếng của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, một trong những nhà sư Phật giáo nổi tiếng và được tôn trọng trên toàn thế giới. Trong cuốn sách này, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh khám phá sự tương đồng giữa Phật giáoThiên Chúa giáo, với mục tiêu đem lại sự hiểu biết sâu sắc hơn về sự đồng nhất và lòng từ bi của hai tôn giáo lớn trên thế giới.

Vấn đề then chốt mà thầy Nhất Hạnh chú tâm là nguyên tắc chánh niệm trong tất cả mọi suy nghĩ và hành động của mình. Thầy Nhất Hạnh đã nhìn vào truyền thống của mình và đưa ra nhiều bài giảng để khẳng định việc tỉnh thức, một con đường sống nhằm mang lại an lạc cho cá nhân, hiểu và thương.

Đối với Thiên Chúa Giáo, thầy chỉ ra Thánh Thần là một con đường mà mỗi cá nhân có thể tìm kiếm chánh niệm, bình yên, hiểu và thương tương tụ mà thầy thấy trong truyền thống của Phật giáo. Đặc biệt, Ngài thấy Thánh Thần là con đường để chạm đến “Đức Chúa Trời” và thầy nói rằng:

“Nếu bạn chạm đến Thánh Thần, bạn chạm đến Đức Chúa Trời không phải là ở khái niệm mà là cuộc sống thực tế.”

Quyển sách tuy ngắn nhưng rất đáng để đọc.

Từ những lời khuyên trong cuốn sách chúng ta có thể xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp hơn với niềm tin tôn giáo của mình mà còn giúp tạo ra một cồng đồng hiểu và thương giữa cá niềm tin tôn giáo khác nhau.

Những Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Chúa Giê-su Và Đức Phật

Những Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Chúa Giê-su Và Đức Phật 
Những Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Chúa Giê-su Và Đức Phật

Điểm Tương Đồng

  • Được sáng lập bởi một người Thầy tâm linh cao nhất và đều có thu nhận các môn đệ bên dưới.
  • Tiến hành xây dựng một hệ thống hỗ trợ truyền bá các giáo lý của họ tới mọi người xung quanh, giúp mở rộng sức quy mô và sức ảnh hưởng của đạo giáo.
  • Có các ngày lễ chính, có ý nghĩa riêng.
  • Môn đệ đều được dạy thông qua việc sử dụng các giáo lý nhân văn.
  • Thể hiện sự cố gắng cải cách những thực tiễn hiện thực xã hội.
  • Là những người bình thường và có lối sống giản dị.
  • Thể hiện tính nhân văn khi luôn nhấn mạnh đến cuộc sống đạo đức, từ bi và tình yêu thương đối với người khác.
  • Răn dạy cách vượt qua những thế lực thù hận trong cuộc sống thông qua sức mạnh của tình yêu.
  • Khuyến khích thực hiện các bước tâm linh để có thể cải thiện phúc lợi của họ.
  • Khuyến khích làm từ thiện đối với người nghèo khổ trong xã hội.
  • Xây dựng nơi tập trung để mọi người đến cầu nguyện và phát triển tâm linh như Nhà thờ (Thiên Chúa giáo) và Chùa chiền (Phật giáo).
  • Mong muốn đạt được sự hoàn hảo về tinh thần
  • Cố gắng tìm cách vượt qua thế giới vật chất bởi niềm tin hạnh phúc thực sự sẽ thu được từ những giá trị tinh thần và cả ý thức tâm linh.

Điểm Khác Nhau

Nhà Lãnh đạo

Thiên Chúa giáo được lãnh đạo tối cao bởi Đức Giáo Hoàng còn người chịu trách nhiệm đứng đầu của Phật giáo là Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đấng Tạo Hóa

Đức Chúa Trời chính là đấng tối cao để có thể giải quyết công lý, tạo ra và kiểm soát tất cả mọi hiện tượng ở trên trái đất.  Con bên Phật Pháp không đề cập.

Thiền Định

Trong Phật giáo thì Thiền định giữ vai trò quan trọng và đứng đầu danh sách, Thiền để giác ngộ và nhận ra những điều lành, điều thiện từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân. Còn ở Thiên Chúa giáo thì thì lại chú trọng vào những lời cầu nguyện, để cầu xin Đức Chúa Trời chiếu sáng con đường đi của họ.

Mục Đích

Phật giáo: tập trung nhiều vào sự nỗ lực cá nhân để có thể phát triển tâm linh, thoát khỏi đau khổ và đạt được giác ngộ theo chân lý, điều thiện.

Thiên Chúa giáo: lại nhấn mạnh vào những ân điển, hồng ân của Thiên Chúa, những người theo đạo cần tuân thủ những điều răn dạy từ Chúa, truyền bá tư tưởng giáo lý của đạo để những người khác xung quanh cũng được cứu khỏi thế giới đau khổ.

Vòng Luân Hồi

Phật Giáo: con người trải qua một chu kỳ tái sinh kéo dài vô tận, đó là vòng luân hồi.

Thiên Chúa Giáo: con người chỉ có một cuộc sống duy nhất, nên mỗi người chỉ có cơ hội để lên thiên đường hoặc là xuống địa ngục.

 Tội Lỗi

Xưng tội là cách mà người theo đạo Thiên Chúa bày tỏ với Cha đạo (linh mục) của họ và sau đó tội lỗi của họ sẽ giảm xuống hoặc biến mất bởi vì Chúa luôn tha thứ cho mọi tội lỗi khi họ biết quay đầu.

Phật giáo lại đề cập đến Luật nhân quả, gieo nhân lành sẽ gặp điều lành, gieo nhân ác sẽ gặp điều ác. Những người làm điều ác để đổi thay thì cần làm hàng loạt việc thiện để thay đổi, giúp điều ác giảm xuống hoặc biến mất.

Sự Cứu Rỗi Và Giải Phóng

Đạo Thiên Chúa:  chết đi họ sẽ nhận được sự cứu rỗi và có một cuộc sống tốt đẹp ở Thiên Đàng.

Đạo Phật: giải phóng con người thông qua chu kỳ tái sinh, làm việc thiện để bản thân cảm thấy tự do.

Chúa Có Trước Hay Phật Có Trước?

Chúa Có Trước Hay Phật Có Trước?
Chúa Có Trước Hay Phật Có Trước?

Theo Giáo Lý Công Giáo thì Chúa Giê-su có 2 bản tính: Với bản tính Thiên Chúa thì Ngài có từ thuở đời đời nên Chúa Giê-su có trước Đức Phật, lớn hơn Đức Phật. Với bản tính Con người thì Chúa Giê-su sinh sau Đức Phật (Khoảng 624 năm). Có rất nhiều giả thiết về năm mà ngài hiển thế được ghi trong các tư liệu, các năm 1028, 1027, 685, 624, 566, 561, 558, 557, 520, 487, 466… trước đều từng được cho là năm sinh của Chúa Giê-su. Tuy nhiên, thuyết ghi Đức Phật sinh năm 624 trước Công nguyên là phổ biến nhất, hiện được cả Phật giáo Nam tông và Bắc tông chính thức thừa nhận.

Về ngày sinh của Chúa Giê-su: Các nhà làm lịch lúc đầu tính lầm nên năm Chúa Giêsu giáng sinh bị lệch đi mất 6 hoặc 7 năm.

Đức Phật từng nói rằng:

“Thầy không phải là vị Phật đầu tiên đã đến thế gian và Thầy sẽ không phải là vị Phật sau cùng. Thầy sẽ chết, nhưng một vị Phật khác sẽ đến. Ngài sẽ sống vì Phật là Chân lý. Vương quốc của Chân lý sẽ bành trướng trong khoảng chừng 500 năm nữa. Đến thời gian đó, một vị Phật khác sẽ ra đời”.

Chúa Và Phật Là Một?

Câu trả lời cho vấn đề này là hoàn toàn sai. Chúa và Phật là hai vị khác nhau. Mặc dù có những tương đồng trong một số giá trị đạo đức và triết lý cơ bản như tình yêu thương, lòng từ bi, và hạnh phúc con người, nhưng về mặt tôn giáo và lịch sử, Chúa và Phật thường được xem là hai khái niệm riêng biệt và độc lập, đại diện cho hai hệ thống tôn giáo và triết lý khác nhau.

Trong tôn giáo, Chúa thường được hiểu là Thượng đế trong Thiên Chúa giáo, có quyền năng tạo dựng và quản lý vũ trụ cùng với sự yêu thương và lòng từ bi vô hạn. Trong khi đó, Phật được coi là một vị sáng lập và là một người đã giác ngộ, đã đạt được sự tỉnh thức tối cao, theo tín ngưỡng Phật giáo.

Lời Kết

Qua việc bàn luận về sách ” Chúa Và Phật là hai anh em” của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh và những câu hỏi lien quan đến Chúa và Đức Phật, chúng ta nhận thấy rằng cả hai tôn giáo đều sở hữu những giá trị và tư tưởng tôn giáo riêng biệt, tuy nhiên, đều hướng con người đến với cuộc sống thiện lương, an lành và hạnh phúc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về tôn giáo và hóa giải được những thắc mắc của bạn về hai nền tôn giáo lớn của thế giới.