Tiểu sử Hoà Thượng Thích Huyền Diệu – Vì Sao Từ Chối Giải Thưởng Nobel Hòa Bình?

Hòa Thượng Huyền Diệu

Hòa Thượng Huyền Diệu, một trong những nhân vật tiêu biểu trong cộng đồng Phật tử Việt Nam, đã góp phần không nhỏ trong việc truyền bá tâm linh và giáo lý Phật pháp đến với hàng triệu con người trên toàn thế giới.

Thầy Huyền Diệu chính là biểu tượng cho một sứ giá hòa bình, nhân quyền, môi trường và người đệ tử mẫu mực của Đức Phật. trong bài viết này, mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu về cuộc đời và đạo hạnh của thầy.

Thầy Thích Huyền Diệu là ai?

Thầy Thích Huyền Diệu là ai?
Thầy Thích Huyền Diệu là ai?

Hòa thượng Thích Huyền Diệu, hiệu Lâm Trung Quốc, sinh năm 1946 tại Ba Tri, tỉnh Bến Tre ngày nay. Hòa Thượng sinh ra trong một gia đình nghèo ở tỉnh Bến Tre. Từ khi còn trẻ, Thầy Thích Huyền Diệu đã sớm xuất gia và tu học với trưởng lão Hòa thượng Thích Hoằng Nhơn tại chùa Mai Sơn, Tịnh Biên (tỉnh An Giang). Chính cơ hội này sau đó đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của người thầy.

Thầy là người ngoại quốc đầu tiên được Chính phủ Vương quốc Nepal cấp đất xây dựng An Việt Nam Phật Quốc Tự, ngôi chùa đầu tiên tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), nơi Đức Phật Thích Ca giáng trần, để từ đó, gần 40 quốc gia khác hưởng ứng xây dựng chùa của nước mình, tạo thành một Liên hợp quốc Phật giáo tại Lumbini.

Chức Vụ Và Thành Tựu Của Hòa Thượng Huyền Diệu

Trong suốt quá trình hoạt động Phật Giáo của mình, Hòa Thượng Huyền Diệu đã và đang giữ những chức vụ quan trọng như sau:

  • Nguyên chủ nhiệm tờ Nhật báo Gió Nam.
  • Tiến sĩ khoa thần học tại Đại học Sorbonne, Pháp.
  • Khai sơn và trụ trì Việt Nam Phật Quốc tự, Ấn Độ.
  • Khai sơn và trụ trì Việt Nam Phật Quốc tự, Lumbini (Lâm Tỳ Ni), Nepal
  • Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo quốc tế Lâm Tỳ Ni.
  • Từng được Nepal đề cử giải Nobel Hòa bình nhưng thầy Thích Huyền Diệu đã từ chối.
  • Người khởi xướng đầu tiên, kêu gọi cộng đồng Phật giáo thế giới, khôi phục các thánh tích Phật giáo tại Nepal và Ấn Độ.
  • Người có công đầu trong việc thuyết phục phe du kích quân Maoist và chính phủ Nepal ngồi vào bàn đàm phán, ký kết hiệp ước hòa bình, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 10 năm, làm hơn 14.000 người thiệt mạng.

Tiểu sử Hòa Thượng Thích Huyền Diệu

Tiểu sử Hòa Thượng Thích Huyền Diệu
Tiểu sử Hòa Thượng Thích Huyền Diệu

Thời Kỳ Tu Tập

Năm lên 8, Hòa Thượng Huyền Diệu đã xuất gia tu học với trưởng lão Hòa thượng Thích Hoằng Nhơn ở chùa Mai Sơn, Tịnh Biên (thuộc tỉnh An Giang).

Năm Năm 1969, khi thầy vẫn còn đang là sinh viên theo học tại Đại học Nantes và Sorbonne của Pháp, thầy Thích Huyền Diệu đặt chân đến Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ.  Quỳ dưới Kim Cang tọa, lòng thầy trào dâng một niềm xúc động bởi ước nguyện của cuộc đời mình đã thành sự thật.

Chứng kiến các ngôi chùa của các nước hiện hữu trên thánh địa Phật giáo, sư thầy không khỏi chạnh lòng, đạo Phật đã đến Việt Nam trên 2.000 năm nhưng nơi đây lại không có bóng dáng ngôi chùa của quê hương xứ sở.

Thời Kỳ Hành Đạo Ở Nepal (Ấn Độ)

Xây Dựng Những Ngôi Chùa Việt Đầu Tiên Ở Nepal

Năm 1987, với ủng hộ tích cực của các học trò Âu – Mỹ và chắt chiu qua quá trình đi dạy học, trải qua bao khó khăn trắc trở, thầy Huyền Diệu đã mua được miếng đất chỉ rộng vẻn vẹn 450m2, trong khi đó những ngôi chàu trên thế giới rộng hơn hàng ngàn m2 và có sự hỗ trợ của Chính Phủ.

Giai đoạn Việt Nam đang diễn ra chiến tranh, việc xây dựng chùa vô cùng khó khăn vì chỉ có một mình thầy là người Việt ở  Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ. Tuy nhiên, những chủ đất xung quanh vùng đã đồng ý bán lại cho thầy các mảnh đất. Dần dần tích tiểu thành đại, diện tích đất để xây dựng nên ngôi chùa Việt đầu tiên ở Ấn Độ đã lên đến 30.000 m2.

Thầy hiểu rằng ngôi chùa Việt Nam không thể tồn tại độc lập ở đây nếu không vận động các nước Phật giáo trên thế giới cùng kiến tạo Lumbini trở thành một quần thể. Và thế là thầy bền bỉ, kiên trì đến các nước thuyết phục.

Năm 1993, vua Nepal đã phái máy bay đặc biệt đưa thầy xuống tận vùng Lumbini để chọn đất nhằm xây nên ngôi chùa thứ 2. Những vì tình hình tài chính rất khó khăn thầy chỉ có 60 USD, nên chỉ đành chọn mảng đất có địa thế xấu.

Tuy nhiên, vì sự nổ lực và không ngại gian khó, ngôi chùa An Việt Nam Phật Quốc Tự thứ 2 giữa muôn vàn kiến trúc chùa chiền khác nhau tại thánh địa Lumbini hình thành từ sự giản dị mà mộc mạc mà chính tay thầy gây dựng.

Đấu Tranh Vì Hòa Bình Và Nhân Sinh

Là người ngoại quốc đến sinh sống và làm việc trên đất nước này, Hòa Thượng Huyền Diệu yêu quý Nepal như quê hương thứ hai. Với uy tín của mình và ngôi chùa Việt, thầy đã được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Thế giới Lumbini.

Năm 2002, tại Nepal diễn ra vụ thảm sát hoàng gia. và chiến tranh nổ ra, trong lòng của thầy Thích Huyền Diệu đã hình thành nên một tình yêu cao cả, giúp thầy thực hiện một sứ mệnh vĩ đại nhằm góp phần chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu khiến hơn 14.000 người thiệt mạng.

Năm 2005, Thầy đã viết và gửi thư đến các ban lãnh đạo các đảng phái và vua Nepal về đề nghị kiến lập hòa bình cho khu vực Lumbini nói riêng và toàn bộ đất nước Nepal nói chung.  Lá thư tâm huyết này là một tiếng vang vô cùng lớn trong dư luận và giúp Việt Nam được đề cao trong giới Phật giáo quốc tế.

Khi cuộc nội chiến ở Nepal kết thúc, thầy Thích Huyền Diệu đã được quốc gia này đề cử nhận giải Nobel vì Hòa bình. Thế nhưng thầy đã từ chối, với mong muốn được an bình nhằm có thể góp phần xây dựng và giới thiệu cho bạn bè gần xa biết đến ngôi chùa của người Việt nhiều hơn nữa.

Thầy được Chính phủ Vương quốc Nepal quý trọng, ủng hộ như một nhân vật phát tâm đóng góp công sức xây dựng phát triển Lumbini thành một trung tâm văn hóa tâm linh quốc tế, góp phần nâng cao sự tín nhiệm và vị thế của Nepal trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân loại.

Tình Yêu Thiên Nhiên và Quê Hương Bất Diệt

Tình Yêu Thiên Nhiên và Quê Hương Bất Diệt
Tình Yêu Thiên Nhiên và Quê Hương Bất Diệt

Đầu những năm 1990, trong dịp gặp gỡ với Chủ tịch TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam. Thầy bày tỏ ý nguyện muốn thăm quê hương Việt Nam. Sau một số lần về thăm Việt Nam để giảng pháp ở nhiều chùa khác nhau cũng như nói chuyện ở một số nơi trên khắp đất nước, thầy Huyền Diệu mong muốn được viếng thăm Đất Tổ với ý nguyện trồng một cây Bồ Đề tại đây. Ý tưởng hình thành: Cây của Phật trồng nơi Đất Tổ!.

Trong lá thư được viết ngày 26/7/2014 về 10 điều ước của thầy khi đi tu tập ở vùng Himalaya, thầy đã nhấn mạnh về tình trạng ô nhiễm môi trường trên Trái Đất và khuyến khích mỗi người nên ý thức để bảo vệ môi trường.

Đầu năm 2020, trong một lần về thăm quê hương, thầy Huyền Diệu đã gặp mặt lãnh đạo và các cán bộ, phóng viên của TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam và Tạp chí Kinh tế Môi trường tại chính Văn phòng của TW Hội.

Năm 2020, thầy Huyền Diệu đã kêu gọi mỗi người nên hạn chế tối đa dùng đồ nhựa và túi nilon để bảo vệ môi trường.

Thầy Huyền Diệu cũng là người đi đầu trong việc bảo vệ hồng hạc Himalaya (sarus crane), loài hạc lớn nhất thế giới với chiều cao tới 1,7 m và đang có nguy cơ tuyệt chủng, tại Lumbini.

Hình ảnh vị Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Thế giới tại Lumbini – Nepal, Chủ tịch danh dự TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam vừa gần gũi, vừa thân quen, vừa ấm áp vừa tràn đầy kính ngưỡng.

Những Bài Thuyết Giảng Nổi Bật Của Thầy Thích Huyền Diệu

Phương Pháp Mang Lại Hạnh Phúc Và An Lạc Trong Cuộc Đời Này

Sự Nhiệm Màu Của Việc Tu Tập

Những Lợi Ích Khi Tin Vào Nhân Quả

Lời Kết

Hòa thượng Thích Huyền Diệu là một vị Thiền Sư vĩ đại và đạo hạnh cao siêu. Thầy đã có những đóng góp lớn lao không chỉ trong nền Phật Giáo Việt Nam mà đặc biệt ở Ấn Độ và trên toàn thế giới. Thầy còn là một nhà hòa bình, môi trường xuất sắc được cộng đồng trong nước và thế giới công nhận. Cuộc đời thầy là nguồn cảm hứng và tấm gương sáng để thế thệ mai sau noi theo và học tập.

5/5 - (2 bình chọn)