Tham Sân Si Mạn Nghi Là Gì? Giảng Giải Phật Pháp Dễ Hiểu Và Chuẩn Xác Nhất

Tham Sân Si Mạn Nghi Cội Nguồn Nỗi Khổ

Trong muôn ngàn bài học và giáo lý, Khổ đề được Đức Phật đặt để vào trong bài pháp đầu tiên chất chứa nhiều ý niệm. Bất cứ vạn vật tồn tại trên cõi đời này không thể tránh và phủ nhận được khổ đau. Ngay cả việc được có mặt trên cõi đời này đã là một điều khổ, dó đó mà phản xạ đầu tiên khi chào đời là khóc, bệnh tật, đói khát, sợ bị tước địa vị, sợ bị bắt nạt, sợ không trở nên sang giàu…tất cả những nổi khổ này bấu víu, đầy đọa thân xác và thinh thần con người, và không ai trên đời có thể thoái được sự đầy ải này.

Chung quy lại, trong lời pháp truyền của mình 4 tướng khổ của đời người được đức Phật chỉ rõ bao gồm: sinh khổ – già khổ – bệnh khổ – chết khổ. Vậy khổ từ đâu mà thành? Nhập Sinh là nguồn gốc của khổ đau. Bản chất của Nhập sinh là Tham Sân Si Mạn Nghi và đây cũng chính là chủ đề mà bài viết hôm nay bàn luận để tìm ra nguồn khốc và cách để giảm bớt khổ hạnh cho nhân sinh.

Tham Sân Si Mạn Nghi Cội Nguồn Nỗi Khổ

Tham Sân Si Mạn Nghi Cội Nguồn Nỗi Khổ
Tham Sân Si Mạn Nghi Cội Nguồn Nỗi Khổ

Đức Phật truyền dạy rằng không tự nhiên đau khổ khởi sinh. Sự đau khổ của nhân sinh bắt nguồn từ nhân sinh. Tập nhân là tất cả những phiền não hình thành trong mỗi cá nhân đó là tham, sân, si, mạn, nghi…

Bản thân những “phiền não” là nỗi buồn tâm lý, nỗi đau thể xác và sự đau khổ. Tham, sân, si, mạn, nghi được coi là gốc rễ của phiền não. Trong số đó, tham, sân, si được nhân sinh xem là “Tam Độc phiền não” không ai có thể tránh được.

Tham Sân Si Là Gì?

Trong kinh điển Phật giáo, Tham Sân Si được gọi là “tam độc” (tiếng Phạn là Triviṣa).

Trong Phật giáo, tham, sân, si được gọi là “tam độc” (Triviṣa trong tiếng Phạn). Tam Độc thể hiện ba trạng thái tinh thần có hại của con người: tham lam (tiếng Phạn là Lobha), thù hận (tiếng Phạn là Dosa) và vô minh hay ngu dốt (tiếng Phạn là Moha).

Phần trung tâm của bức tranh “Bánh xe luân hồi” (Bhavacakra – Wheel of Existence) được đặt ở nhiều tu viện Phật giáo ở Tây Tạng chính là Tam độc với hình ảnh công, rắn, lợn cắn đuôi nhau.

Nhân sinh bị chịu sự kiềm hãm bởi Tam Độc là tham, sân, si nên dẫn đến khởi sinh nghiệp xấu, nên họ đã phát sinh nghiệp lực trong tâm dưới dạng tiền định lực trói buộc tâm can, ý thức. Đến cuối đời, họ sẽ bị những thế lực tiền định này điều khiển và phải tuân theo nghiệp lực của mình để tái sinh vào sáu cõi luân hồi. Khi tái sinh họ sẽ có một cuộc sống mới với tâm thức và hình hài mới tương xứng với nghiệp chướng đã tạo trong quá khứ.

Tham Sân Si Mạn Nghi Nghĩa Là Gì?

Tham Sân Si Mạn Nghi Nghĩa Là Gì?
Tham Sân Si Mạn Nghi Nghĩa Là Gì?

Tham, sân, si, mạn, nghi chính là Ngũ Độc trong mỗi con người, trong đó Tam Độc là tham, sân, si dẫn dắt con người sa đọa vào tam ác đạo ngạ quỷ, địa ngục, súc sinh. Vậy mạn nghi là gì? Hai loại độc còn lại trong Ngũ độc gồm mạn và nghi là độc chướng đạo cản trở con người giả thoát và thành đạo quả vô thượng bồ đề.

Tham Sân Si Mạn Nghi được định nghĩa trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của Phật giáo như sau:

Tham

Tham là sự tham lam, ham muốn quá mức đến mức bị cuốn theo và lao vào những thứ khiến mình khao khát có được. Lòng tham là vô độ và không có điểm dừng. Tham muốn thậm chí còn nuôi dưỡng lòng tham nhiều hơn. Tham có thể xuất phát từ chính những nhu cầu của bản thân con người về dinh dưỡng (thực), giấc ngủ (thùy), sắc đẹp (sắc), tài sản (tài) và danh vọng (danh).

Lòng tham của con người trước hết là xoay quanh và vì lợi ích bán thân, sau đó là gia đình họ và rộng hơn là xã hội, dân tộc và đất nước. Lòng tham thường gắn liền với những điều xấu như ghen tị, ganh đua, đánh nhau, chiến tranh… có thể đạt được điều mình muốn (tham) không từ thủ đoạn (ác)

Sân

Sân có nghĩa là giận dữ, giận dữ, căm ghét con người khi họ không được thỏa mãn và được đáp ứng ham muốn của bản thân. Sân còn được hiểu là sự bất mãn, cảm giác bị xúc phạm nên vịn vào lý do này để làm điều sai trái. Từ sự tức giận ban đầu sẽ chuyển thành oán giận, cảm thấy ấm ức và lấy đó làm cái cớ để nuôi lớn ác tâm sau này trả thù.

Đức Phật thường răng dạy: “Sân xuất phát từ việc yêu thương và bảo vệ bản thân hoặc những gì là của mình. Đây cũng có thể hiểu là cái tôi của mỗi cá nhân”.

Si

Si ở đây được hiểu là mê muội đến mức lú lẫn thần trí, thiếu sáng suốt hoặc thiếu hiểu biết. Si làm cho con người không thể hiểu lý lẽ, không phân biệt được đúng sai, phải trái, từ đó vô tình hay cố ý tạo ra những điều không đúng, có hại cho mình và cho người khác.

Sự vô minh sẽ khiến con người không thể nhìn và hiểu được những thói tệ nan, xấu xa dần hủy hoại bản thân, khiến bản thân dần sa lầy vào con đường tội lỗi không lối thoát.

Mạn

Kiêu ngạo là tự cao, ngạo mạn, tự mãn hay kiêu căng, cho rằng mình giỏi nhất và ưu tú nhất không ai bì kịp. Khi người khác bị họ vượt mặt, họ thường hình thành tâm lý hơn thua, so sánh.

Họ sẽ tỏ ra kiêu ngạo, coi thường người khác, trở nên tự mãn hoặc coi mình là “trung tâm của vũ trụ”. Kiêu ngạo có thể làm nảy sinh hận thù và ghen tị, dẫn đến việc tự làm hại bản thân và do đó làm phát sinh đau khổ và phiền não.

Nghi

Đó là sự nghi ngờ và hoài nghi. “Nghi” được ví với kẻ thù cuối cùng của tâm trí chúng ta, là tác nhân sinh khởi và đem lại đau khổ. Vì “nghi ngờ” nên không có lối thoát. Vì “nghi” nên chúng ta không suy nghĩ trực quan, sâu sắc. Giống như hành trình tìm nước trên sa mạc nhưng “tay không đánh giặc”, không bản đồ, không tư trang và mặt hồ phủ đầy rêu, đục ngầu, dơ bẩn.

Nghi ở đây có nghĩa là ngờ vực lời dạy của Đức Phật, hoài nghi lời dạy của các bậc thánh nhân, nghi ngờ lẫn nhau trong cuộc sống. Đáng sợ hơn, nghi ngờ tai hại nhất là không tin tưởng vào khả năng của chính mình, nghi ngờ trực giác của bản thân, từ đó kìm hãm và giam cầm sự phát triển của chính mình.

Tham Sân Si Mạn Nghi Ác Kiến Là Gì?

Tham Sân Si Mạn Nghi Ác Kiến Là Gì?
Tham Sân Si Mạn Nghi Ác Kiến Là Gì?

Tham Sân Si Mạn Nghi Ác Kiến hay còn gọi là Tham Sân Si Mạn Nghi Tà kiến là Lục Độc với độc thứ 6 là tà kiến. Theo giảng giải Phật giáo, Tà kiến là sự bác bỏ nhân quả, bất tuân Phật Pháp, là một trong ngũ kiến và thập ác. Sự sai lệch về quan niệm và bản chất của sự hiện hữu là nguyên nhân khởi sinh Tà kiến. Có ít nhất là 62 tà kiến ngoại đạo trong thời Đức Phật còn tạ thế. Nhân quả là thuyết được Phật Giáo nhấn mạnh mẽ, chỉ khi hiểu được thuyết nhân quả thì mới phần nào tìm được lời giải cho nguồn gốc của bất hạnh và khổ đau. Không hiểu hoặc khước từ không hiểu thuyết nhân quả chính là một loại tà kiến trong Phật giáo.

Đức Phật dặn rằng: “Chúng sanh phải chịu đựng khổ đau phiền não vì tham lam, sân hận, si mê, và nguyên nhân của những điều độc hại này chẳng những là vô minh mà còn do tà kiến nữa”.

Tà kiến cũng được hiểu là niềm tin tuyệt đối được đặt vào chủ nghĩa hoàn toàn hủy diệt và phủ nhận sự hiện hữu của hiện tượng, nghĩa là khi chết là chấm dứt tất cả, trái lại với lý tưởng cho rằng thân tâm là thường trụ bất diệt; cả hai đều chính là tà kiến.

Tham Sân Si Mạn Nghi Ác Kiến: Cách Giảm Bớt Khổ Hạnh

“Tham, sân, si, mạn, nghi” nằm tại tâm và không ai mà không có những độc khổ này, chúng đeo bám và kìm kẹp con người kiến con người sa vào nghiệp tà dẫn đến quả báo kiếp sau. Vì vậy, để xóa bỏ làm giảm và đánh đuổi sự chi phối của những độc này phải bắt đầu từ tâm, phải nghiềm ngẫm từ từ trong thời gian dài, phải thật tâm buông bỏ thì mới có thể giảm bớt khổ hạnh.

“Nhân chi sơ, tính bản thiện” là lời Đức Phật răng dạy nhắc nhở về bản chất sơ thủy thiện lương, thuần khiết, trong sạch  con người. Vì vậy, “tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến” vốn dĩ cũng chẳng phải là thứ không thể thay đổi, tác động. Có chăng đây là những phiền não tích tụ, lớn dần cùng với thời gian, va vấp trong cuộc sống mà khởi sinh. Do đó, bản thân mỗi cá nhân có thể, tác động, kìm hãm, đánh bại mà tiêu diệt nó.

Dẫu biết rằng không thể nào tránh khỏi những sai lầm trong cuộc sống, cũng chẳng thể thóa khỏi luân hồi, nghiệp báo nhưng những nhân duyên tốt đẹp và giá trị thiện lành là điều mà bản thân mỏi người có thể tạo ra. Trước hết, rủ bỏ những ham muốn tầm thường để nuôi dưỡng thiện lương, sau đấy phải biết đủ, biết bằng lòng với những giá trị đang hiện hữu để làm nên hạnh phúc.

Những Câu Nói Hay Về Tham Sân Si Mạn Nghi

1, Người khôn ngoan phải khiêm nhường, người lương thiện phải khoan dung. Chỉ có kẻ ngu si mới hay ép người quá đáng. Chỉ có kẻ không lương thiện mới tính toán so đo.

2, Con người ở đời, phồn hoa như phù du. Xem nhẹ được mất, không nên so đo tính toán. Nghĩ thoáng, hạnh phúc vô hạn. Nhìn thoáng vui vẻ vô cùng. Mong bạn cả đời phiêu du, an tâm hưởng lạc.

3, Cuộc sống là một chuyến du lịch đầy những khám phá bất ngờ. Hà cơ chi so đo tính toán được mất trước mắt.

4, Chỉ cần chúng ta không so do tính toán. Thì cuộc sống này đâu có gì là không thể khắc phục được đâu.

5, Hạnh phúc là bạn dễ cảm thấy hài lòng, không sân si, tính toán so đo với người khác. Hạnh phúc là bạn có người thân bên cạnh. Hạnh phúc thực ra rất đơn giản, không có lý do chính là hạnh phúc.

6, Mọi việc không nên yêu cầu quá khắt khe, cái gì đến sẽ đến. Mọi việc không nên tính toán so đo, cái gì qua sẽ qua. Gặp phải vấn đề không nên cau có, dù sao vẫn phải mỉm cười đối mặt.

7, Con người sống ở đời không nên tính toán thị phi. Không sân si với kẻ ngu. Nhất là con được mà mình đã chọn, chẳng liên quan gì đến những người khác. Phải là chính mình mới là quan trọng nhất. Tuyệt đối không được đánh mất bản thân.

8, Con người càng sân si tính toán bao nhiêu thì càng nhiều phiền não bấy nhiêu. Càng bao dung bao nhiêu thì càng hạnh phúc bất nhiêu.

Lời Kết

Đời người hữu hạn, không quá dài cũng không quá ngắn. Vì vậy hãy khiến cho sự hữu hạn ấy trở nên giá trị và tốt đẹp hơn thay vì dấn dân vào tham, sân, si, mạn, nghi để rồi tự chuốc lấy khổ đâu, làm hại bản thân mình. Lời Đức Phật truyền dạy và dẫn dắt chúng ta tránh rơi vào nghiệp quả, lấy thiện lương và tâm trong sáng làm kim chỉ nan của cuộc đời.