KIM CƯƠNG THỦ BỒ TÁT – Thần Chú Kim Cương Thủ

Kim Cương Thủ Bồ Tát Là Ai? Hình Tượng Và Vị Thế Trong Phật Giáo

Nếu ai đã từng tiếp xúc hoặc tìm hiểu về Đạo Phật thì chắc chắn đã biết đến về  tên hoặc đã nhìn thấy hình tượng Kim Cương Thủ Bồ Tát. Ngài là một trong những vị Bồ Tát xuất hiện sớm nhất của Phật giáo Đại Thừa.

Ngài cũng là người bảo vệ của Đức Phật, đồng hành cùng Đức Phật, tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, sự can đảm của tất cả chư Phật. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vị Bồ Tát có vị thế quan trọng trong Phật giáo qua nội dung dưới đây.

Kim Cương Thủ Bồ Tát Là Ai?

Kim Cương Thủ Bồ Tát Là Ai? 
Kim Cương Thủ Bồ Tát Là Ai?

Kim Cương Thủ Bồ Tác trong tiên Phạn là Vajrapāṇi (Phạn ngữ vajra là “tia sét” hay “kim cương” và pāṇi, là. “trong bàn tay”) là một trong những vị Bồ Tát đầu tiên của Phật giáo đại thừa. Ngài là người bảo vệ và hướng dẫn của nhà Phật, và tượng trưng cho quyền năng của chư Phật. Kim Cương Thủ được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm hội họa Phật giáo như là một trong ba vị bảo hộ xung quanh đức Phật.

Mỗi biểu đượng đó là một đức hạnh của Phật:

  • Văn Thù Sư Lợi (Manjushri – Biểu hiện trí tuệ của tất cả các vị Phật).
  • Quán Thế Âm (Avalokiteshvara – Biểu hiện lòng từ bi của tất cả các vị Phật).
  • Kim Cương Thủ (Vajrapani – Biểu hiện sức mạnh của tất cả các vị Phật)

Sự tích về Kim Cương Thủ Bồ Tát

Sự tích về Kim Cương Thủ Bồ Tát
Sự tích về Kim Cương Thủ Bồ Tát

Trong các giáo lý và Kinh điển Phật Giáo Sơ Khai, Kim Cương Thủ Bồ Tát là một vị tiểu thần với vai trò hộ giá Đức Phật Thích Ca.

Trong một số văn bản, Ngài được cho là hiện thân của một vị thần cai quản vùng Trayastriṃsa, trong Hindu giáo là vị thần mưa, được miêu tả trong các hình tượng của Gandharva. Một số người cho rằng, Ngài là vị thần đã giúp Thái Tử Tất Đạt Đa trốn thoát khỏi cung điện vào lúc ông tuyên thệ.

Theo nhà nghiên cứu Phật giáo ở Trung Quốc tên là Xuanzang, Ngài đã đánh bại một con rắn lớn ở Udyana. Trong một phiên bản khác, người ta nói rằng trong khi Naga (con rắn lớn) đến để thờ Phật và nghe các bài thuyết pháp của mình, Bồ Tát đã biến Nagas thành một con chim để đánh lừa những người muốn giết nó.

Trong kinh điển Pali, Ngài hiện lên như một Yaksha (vị thần cai quản một vùng, ma quỷ điều sợ). Trong bí tích này, một thanh niên trẻ có tên là Ambattha, đã thô lỗ với Đức Phật, tin rằng bản thân có vị thế cao hơn nên từ chối trả lời câu hỏi Đức Phật dù Người luôn lịch sự trong cuộc trao đổi.

Đức Phật nhắc nhở nếu từ chối trả lời câu hỏi của một vị giác ngộ ba lần, đầu của bạn sẽ chia thành bảy phần. Tất nhiên điều này không bao giờ xảy ra, nhưng lúc đó, Bồ Tát Kim Cương Thủ xuất hiện, với sấm sét trong tay sẵn sàng tấn công Ambattha. Ambattha rất khiếp sợ và nhanh chóng hồi đáp câu hỏi của Đức Phật.

Biểu tượng Của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Biểu tượng Của Bồ Tát Kim Cương Thủ
Biểu tượng Của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Bồ Tát Kim Cương Thủ  hay Kim Cang Thủ Bồ tát được biết đến trong các hình tượng Phật giáo, Ngài là một trong ba vị thần bảo vệ xung quanh Đức Phật.

Mỗi vị tượng trưng cho một trong những đức tính của Đức Phật: Bồ Tát Văn Thù (Manjusri) tượng trưng cho trí tuệ của chư Phật, Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara) tượng trưng cho lòng từ bi của chư Phật và Bồ Tát Vajrapani tượng trưng cho sức mạnh của chư Phật.

Ngài còn được gọi là Bồ Tát Đại Thế Chí trong truyền thống Đại Thừa. Danh xưng này được đặc biệt sử dụng khi Ngài đứng cạnh Đức Phật A Di Đà cùng với Bồ tát Quán Thế Âm. Trong các hình ảnh và trang vẽ, Ngài thường được miêu tả ở bên trái trong khi Quán Thế Âm đứng bên phải Đức Phật A Di Đà.

Hình Tượng Bồ Tát Kim Cang Thủ

Ngài được miêu tả là nhảy múa trong vòng hào quang của ngọn lửa, tượng trưng cho sự chuyển đổi. Ngài nắm giữ sấm sét trong tay phải, nhấn mạnh sức mạnh để vượt qua bóng tối của ảo tưởng.

Ngài hiện lên với dáng vẻ là người giữ cây sét trượng (Biểu tượng cho sức mạnh của lòng từ bi), là vị Bồ Tát đại diện cho sức mạnh của tất cả các vị Phật giống như Quán Thế Âm Bồ Tát đại diện lòng từ bi vô lượng, Văn Thù Bồ Tát đại diện trí tuệ, và Tara những việc làm huyền diệu.

Với các hành giả Du già, Kim Cương Thủ mang ý nghĩa hoàn thành sự quyết tâm sắt đá và và là biểu tượng cho sự hiệu quả không khoan nhượng trong khi thuần phục sự tiêu cực.

Dáng vẻ cương mãnh của Ngài giống như một chiến binh thực thụ (pratayalidha), dựa trên tư thế của một cung thủ.

Cánh tay phải vươn ra của ngài giương một cái chày kim cương và tay trái cầm một cái thòng lọng một cách khéo léo – mà ngài dùng để trói quỷ dữ.

Trên đầu đội một cái vương miện đầu lâu với mái tóc dựng đứng từ chân tóc. Biểu hiện thần sắc phẫn nộ và ngài có ba mắt. Trên cổ là vòng cổ hình rắn và thắt lưng ngài được làm bằng da hổ, đầu của nó nhìn về đầu gối bên phải của ngài

Trong hình tướng an bình, Ngài cầm cân đối vũ khí kim cương trên tay. Trong một dạng phẫn nộ khác, ngài cũng cầm một cái thòng lọng hoặc cái gông. Trong vẻ rất phẫn nộ, ngài mọc cánh

Biểu Tượng Bồ Tát Kim Cương Thủ

Biểu tượng của Ngài xuất hiện nhiều ở Ấn Độ (vị thần thời tiết và chiến tranh), ở Tây Tạng (ngài có biểu cảm và hình dáng phẫn nộ, thể hiện sức mạnh và quyết tâm bảo vệ các mật điển), ở Trung Quốc (Ngài được cho là người bảo vệ Tu viện Thiếu Lâm), ở Nhật Bản (hình tượng của ông thường được đặt tại lối vào của các ngôi đền, chùa).

Vẻ Đẹp Và Đạo Hạnh Ẩn Sau Vẻ Ngoài Dữ Tợn Của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Mặc dù được miêu tả với hình ảnh hung hăng, mà sự ung hãn này chính là để thể hiện sức mạnh, quyền lực, năng lượng và can đảm của chư Phật.

Những người ngoại đạo hoặc tìm hiểu về Phật giáo Nguyên Thủy khi đầu tiên gặp Bồ Tát Kim Cương Thủ có thể thắc mắc về một hình tượng dữ tợn như vậy có thể phản ánh truyền thống Phật giáo, dù câu hỏi này cũng thường gặp trong Đại Thừa và Kim Cương Thừa.

Tất nhiên, không thể nào mô tả hết được phẩm chất giác ngộ trong bất kỳ hình ảnh nào, vì vậy ngay cả những hình tượng hiền hòa của chư Phật và Bồ Tát cũng có thể gây hiểu lầm.

Các bậc giác ngộ không chỉ ngồi yên trên đài hoa sen với nụ cười thánh thót và quan sát mọi sự diễn ra tự nhiên.

Thần Chú Kim Cương Thủ

Om Vajrapani Hum: Thần chú trừ tà ma của Kim Cương Thủ Bồ tát (Om Vajrapani Hum) chỉ đơn giản là tên của Ngài, có nghĩa là “người cầm sấm sét”, được đóng khung giữa các âm tiết bí ẩn Om và Hum.

Câu thần chú này giúp chúng ta có thể tiếp cận được năng lượng mạnh mẽ mà Ngài tượng trưng. Thần chú được dùng kết hợp với thực hành thiền định, những âm tiết mạnh mẽ tràn đầy năng lượng giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại, quấy phá của ma quỷ trên con đường giác ngộ.

Lời Kết

Bồ Tát Kim Cương Thủ là một vị Bồ Tát biểu trưng chi sức mạnh của chư Phật. Tuy vẻ ngoài có phần hung tợn những đây cũng chính là biểu tượng cho quyền uy và sức mạnh của Ngài. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về các vị Bồ Tát có vị thế quan trọng trong Đạo Phật từ đó hiểu được vai trò và cách thờ tự chuẩn chỉnh.

5/5 - (1 bình chọn)