Cách Tụng Kinh Phổ Môn Tại Nhà

Cách Tụng Kinh Phổ Môn Tại Nhà

Kinh Phổ Môn là một bài Kinh có vị trí vô cùng quan trọng trong Phật Pháp và thường được các chư Tăng, Ni, Phật tử tụng niệm hàng ngày hoặc trong các dịp lễ đặc biệt. Tuy nhiên cách tụng Kinh Phổ Môn tại nhà vẫn là nỗi bân khoăn của nhiều Phật tử khi mới bắt đầu thực hiện việc tụng kinh.

Hãy cùng Phật Giáo 247 tìm hiểu về cách tụng Kinh Kinh Phổ Môn tại nhà đúng cách cũng như ý nghĩa và vai trò của Kinh Phổ Môn trong cuộc sống.

Kinh Phổ Môn Là Gì?

Kinh Phổ Môn Là Gì? 
Kinh Phổ Môn Là Gì?

Kinh Phổ Môn, Phẩm Phổ Môn hay Kinh Quán Thế Âm, và được gọi tắt là Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm. Đây là một bài kinh nói về lòng nhân ái và lòng từ bi của Bồ Tát Quan Thế Âm, đồng thời giới thiệu cách “quán chiếu” cuộc sống để đạt được giác ngộ và giải thoát, như là phương pháp tu tập phổ biến và hiệu quả trong giới Phật tử.

Nội dung chính của Kinh Phổ Môn Quan Thế Âm Bồ Tát bao gồm ba phần: Thần lực tri danh Quan Âm; Cứu thế đọ sinh qua 33 ứng thân; Phương pháp ngũ âm và ngũ quán. Thần lực đọ sinh nhiệm mầu của Bồ Tát Quan Thế Âm được giới thiệu như sự tương giao nhân quả giữa chúng sinh và Bồ Tát.

Đức Quan Thế Âm được tôn xưng với danh hiệu này bởi vì Ngài là Bồ Tát luôn ban niềm vui không ngừng cho tất cả chúng sinh đang trải qua nhiều khổ đau trong cuộc sống, từ thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, đến nạn vua quân và kẻ cướp, thậm chí Ngài còn là điểm tựa tinh thần cho quá trình con người tu học nuôi dưỡng ngọn đuốc trí tuệ, trở thành bậc Thánh như Ngài.

Kinh Phổ Môn chủ yếu được tụng vào các dịp cầu an, cầu bệnh, cầu tai qua nạn khỏi, cầu gia đạo bình an, cầu quốc thái dân an, cầu mưa hòa gió thuận, hoặc tụng vào những dịp khanh hy, lễ an vị Phật, lễ khai trương, lễ khởi công, lễ khanh thành, lễ tân gia, lễ sinh nhật, lễ đạo tuệ, lễ cầu thọ, lễ chúc thọ…

Ý Nghĩa Của Kinh Phổ Môn

Ý Nghĩa Của Kinh Phổ Môn 
Ý Nghĩa Của Kinh Phổ Môn

Kinh Phổ Môn là bài kinh chứa đựng ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc, khi đọc Kinh không nên chấp chữ quên ý. Trái với quan niệm tụng kinh  cầu xin ơn phước, Bồ-tát không phải là một vị thần linh ban phúc, cứu nguy, mục tiêu của Kinh không phải là cầu nguyện để van xin

Phương pháp tu tập thông qua quán chiếu cuộc đời là trọng tâm của Kinh. Nhờ việc nhìn nhận cuộc sống theo cách duyên khởi và vô ngã, người tu học có thể tự thấu hiểu, giải thoát bản thân khỏi đau khổ. Kinh Phổ Môn mô tả lòng từ bi của Bồ Tát thông qua 33 phương thức độ sinh, phản ánh sự đa dạng và linh hoạt để đáp ứng nhu cầu và tình trạng của người tu tập.

Năm âm thanh hiện hữu trong cuộc sống – Diệu Âm, Quán Thế Âm, Phạm Âm, Hải triều Âm và Siêu việt thế gian Âm – đều là cơ hội để thực hành thiền định. Bằng cách tập trung vào năm pháp quán chiếu – Chân quán, Thanh tịnh quán, Quảng đại trí tuệ quán, Bi quán và Từ quán, người tu học có thể tự giải thoát khỏi khổ đau cuộc sống.

Tu tập năm pháp quán này, mỗi người chúng ta là Bồ Tát Quan Thế Âm, tự cứu chính bản thân và giúp đỡ nhân sinh thoát khỏi vòng xoáy của đau khổ và bất hạnh.

Hướng Dẫn Cách Tụng Kinh Phổ Môn Tại Nhà

Hướng Dẫn Cách Tụng Kinh Phổ Môn Tại Nhà
Hướng Dẫn Cách Tụng Kinh Phổ Môn Tại Nhà

Nghi Thức Tụng Kinh Phổ Môn Tiếng Việt

Như các bố cục truyền thống, nghi thức tụng Kinh Phổ Môn được chia thành ba phần:

  • Phần thứ nhất là nghi thức dẫn nhập, bao gồm 5 tiết mục như nghiên hương, đánh lễ ba ngôi báu, tán hương, phát nguyện trì kinh và tán dương giáo pháp.
  • Phần thứ hai là phần chính kinh, giới thiệu về lòng nhân ái và lòng từ bi trong hành nguyện độ sinh của Bồ Tát Quan Thế Âm.
  • Phần thứ ba là phần sám nguyện và hồi hướng, bắt đầu bằng bài kinh ngắn: Bát Nhã Tâm Kinh. Bát Nhã Tâm Kinh giúp người tụng đọc loại bỏ tất cả các khổ đau trong cuộc đời bằng phương pháp quán chiếu năm yếu tố tạo thành bản nguyện cứu thế của con người.

Tiếp theo là mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm, giúp người tu học hiểu rõ hơn về bản nguyện cứu thế độ sinh của vị Bồ Tát nổi tiếng về lòng từ bi này. Các mục còn lại trong phần này bao gồm niệm Phật, đọc sám nguyện, hồi hướng công đức, phục nguyện và nương tựa ba ngôi báu.

Cách Tụng Kinh Phổ Môn Tại Nhà

Chuẩn bị: Trước khi bắt đầu tụng Kinh Phổ Môn, quan trọng là thực hiện những bước chuẩn bị cơ bản.

  • Không gian trì tụng: Chọn một một không gian sạch sẽ, thoáng đản, yên tĩnh, trang nghiêm. Bạn có thể thắp một ngọn nến và đặt tượng Phật hoặc những hình ảnh tâm linh khác xung quanh. Hãy dành toàn tâm và và nghiêm túc khi thực hiện buổi đọc kinh.
  • Thân thể: Hãy rửa tay và súc miệng để đảm bảo thân thể sạch sẽ, và mặc y phục trang nghiêm, chuẩn mực.
  • Tâm trí: Giữ cho tâm trí của bạn an tịnh và trong sáng. Không nên có những cảm xúc tiêu cực hoặc cấu gắt. Toàn tâm toàn ý cho việc tụng Kinh.

Tụng Kinh:

  • Tư thế: Khi ngồi, đứng phải giữ thân cho ngay thẳng. Lúc lạy hay quỳ phải giữ thân đoan nghiêm.
  • Tâm lý: Giữ tâm trí an tịnh. Tập trung hoàn toàn vào việc tụng kinh, loại bỏ mọi suy nghĩ và lo lắng hàng ngày, để tâm hồn chìm đắm trong nghiên ngẫm và thực hành đọc kinh.
  • Đọc Kinh: Khi đọc Kinh không nên chấp chữ quên ý. Miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ nghe.

Đối với việc tụng Kinh Phổ Môn, quan trọng nhất là khả năng thấu hiểu và hấp thụ những ý nghĩa chứa đựng trong từng lời Kinh Phổ Môn, và áp dụng chúng vào thực tế cuộc sống. Đọc và tụng Kinh Phổ Môn không chỉ để tìm kiếm sự ân cần từ Bồ-đề Quan Thế Âm, mà còn để chúng ta tập trung vào phương pháp “quán chiếu cuộc đời” và phương thức “sống không sợ hãi” của Bồ-đề-tát nổi tiếng.

Lời Kết

Kinh Phổ Môn mang đến những phương pháp hòa hợp và đồng điệu giữa tình thương và trí tuệ, nhằm đạt đến sự an lạc và sự thoải mái cho chính bản thân và mọi sinh linh, được xây dựng ngay từ hiện thực của cuộc sống hiện tại. H=Với những hướng dẫn về cách tụng Kinh Kinh Phổ Môn, hy vọng bạn sẽ thường xuyên thực hiện việc Kinh Phổ Môn để có thể nhận được những giá trị tốt đẹp từ lời Kinh.